Thời buổi ngành bất động sản (BĐS) phát triển cho nên ai cũng có thể môi giới, không chỉ những người môi giới mới cạnh tranh với môi giới mà còn phải cạnh tranh với những người như bác xe ôm, anh bảo vệ, thậm chí ngay cả chị giúp việc đó là những có đất mới nôi và tiềm ẩn.
Anh Sơn, một người sống tại chung cư quận 7 cho hay, sau khi nghe anh nói có ý định bán căn hộ, chị giúp việc nhà đã ngỏ lời giới thiệu người mua. Là một người dân quê, lại chưa từng hoạt động trong lĩnh vực môi giới (BĐS), thế nhưng chị lại cam kết giúp anh bán nhà, vì chị cũng vừa giúp bà hàng xóm chốt vụ giao dịch thành công. Quá bất ngờ trước kỹ năng tiềm ẩn của chị giúp việc, anh Sơn hỏi rõ mới biết chị có chơi với mấy người môi giới BĐS và là cầu nối giới thiệu môi giới để ăn chia hoa hồng khi giao dịch thành công.
Thị trường nhà phố, nhà lẻ cán mốc 100% đã khiến nghề môi giới trong mắt nhiều người là nghề hái ra tiền, tạo nên tâm lý "tội gì không thử". Dù không được cấp bằng môi giới, song những cò đất này lại hoạt động rất hiệu quả và còn ngầm chia địa bàn. Được biết, hình thức hoạt động của những cò này chỉ là vai trò dẫn mối, cò nào cao cấp hơn thì nhờ có mối quan hệ với chủ nhà mà có thể nhận vị trí đứng mũi giao dịch hay thực hiện cả công đoạn công chứng hành chính.
Trên thực tế, giao dịch BĐS không hề đơn giản chút nào, đấy là chưa nói đến thủ tục pháp lý, kể cả khi muốn bán nhà chủ nhà cũng không biết làm sao để kết nối được với người mua. Vì tâm lý muốn giao dịch nhanh chóng nên chủ nhà thường không quan tâm nhiều đến quá trình tìm đến người mua, do đó trở nên dễ dãi. Ngoài ra, cò đất ăn theo này còn tồn tại bởi chính sự không chuyên nghiệp từ những môi giới nhận mình chuyên nghiệp. Vì lợi nhuận mà các môi giới sẵn sàng làm việc với cò đất để có sản phẩm giao dịch BĐS. Việc ngã giá này cũng chẳng có gì khó khăn, những môi giới lâu năm thì 50:50, còn những "cò" mới vào nghề có thì 70:30 khi giao dịch thành công, đối với những cò mới như giúp việc, bảo vệ thì nhận phí 500.000 đồng cho mỗi lần dẫn khách đến cho môi giới.
Đấy là trường hợp khi ngã giá thành công, còn nếu một trong hai bên "trở mặt" như cò phá đám người mua, người bán, cò giới thiệu nhiều môi giới cùng lúc dẫn đến tình trạng môi giới tranh chấp, cò ôm tiền hoa hồng bỏ trốn, hay có khi nhà bán xảy ra vấn đề pháp lý thay vì tư vấn cho chủ nhà,… thì phần thiệt cuối cùng lại thuộc về chủ mua hoặc bán.
Việc buôn bán với cò gặp rất nhiều rủi ro, không chỉ với chủ mua, chủ bán mà còn với cả môi giới. Theo chia sẻ của anh Phong, một môi giới tại Phú Nhuận, nhiều cò đất sẵn sàng chơi chiêu hớt tay trên với môi giới. Chẳng hạn, trường hợp khi anh nhận bán nhà cho một khách hàng, sau khi đầu tư đăng tin một thời gian thì có khách hàng gọi cho anh nói có nhu cầu mua nhờ anh dắt đi xem nhà. Sau khi xem nhà xong, anh Phong hỏi ý kiến về việc mua bán thì khách hàng nói không hài lòng nhưng vài ngày sau anh nhận được tin chủ nhà của mình báo đã có khách mua nhà, và người mua do chính khách mà anh từng dẫn đến giới thiệu. Câu chuyện của anh Phong chỉ là một trong rất nhiều ví dụ cò đất hớt tay trên trong giao dịch mua bán nhà đất.